Biểu hiện gà bị sốt và phương pháp điều trị đạt hiệu quả

Tình trạng gà bị sốt, bỏ ăn chính là dấu hiệu mà bà con chăn nuôi gà cần phải quan tâm nhiều hơn, bởi đây có thể chính là dấu hiệu cho những căn bệnh gây ra và thiệt hại không hề nhỏ cho đàn gà. Vậy do nguyên nhân chính nào mà gà có triệu chứng bị sốt và bỏ ăn và cách điều trị như thế nào để đạt được hiệu quả? Daga.me cũng sẽ chia sẻ cùng các bạn về cách chăn nuôi và 3 nguyên nhân gây bệnh chính trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân do bệnh dịch tả gây ra

1. Nguyên nhân do bệnh dịch tả gây ra

Bệnh dịch tả hay còn được biết với tên gọi tiếng anh là Newcastle, bệnh gà rù,… cũng được xếp vào danh sách một trong những bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan rất nhanh chóng  trong đàn và có tỷ lệ chết ở gà rất cao.

Triệu chứng nhận biết gà bị dịch tả

Các triệu chứng thường xuất hiện của bệnh này mà bà con chăn nuôi cần phải chú ý:

– Gà có biểu hiện bị nóng sốt, đi kèm theo đó chính là tình trạng bỏ ăn, uống nước rất nhiều.

– Mào gà bị tím tái, gà có hiện tượng xù lông, khó thở và chảy nhiều dịch nhớt ở các bộ phận như mắt và mũi,…

– Gà đi phân lỏng và có màu nâu sẫm, trắng hoặc màu trắng xám, có mùi rất tanh.

–Gà bệnh hay bị sưng ở diều, nếu như chốc đầu gà xuống sẽ thấy nước dãi chảy ra từ chính miệng của con gà.

Ngoài ra còn có những triệu chứng rõ ràng khác khẳng định gà của bạn đang mắc căn bệnh dịch tả đó là cổ ngoặt ra phía đằng sau, liệt chân và liệt toàn thân, khoảng 2 đến 3 ngày sau không chữa kịp thời thì gà sẽ chết.

Cách điều trị dịch tả

Trước tiên, bà con cần phải thu dọn sạch sẽ chất thải, các chất hữu cơ liên quan gây ra ô nhiễm môi trường sinh sống. Dùng thuốc sát trùng với mục đích tẩy uế chuồng nuôi và môi trường sống ở xung quanh.

Sử dụng loại thuốc vacxin LIVE LAS để chủng ngừa cho tất cả.

Bệnh không có thuốc chữa đặc trị, bà con chăn nuôi sẽ dùng một trong các loại thuốc sau đây theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chống gà bị bội nhiễm, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong và giảm sự lây lan ra cả đàn khi dịch bệnh đang xảy ra:  sử dụng MEBI-AMPICOLI, MEBI-ENROFLOX ORAL, TERRA-NEOCINE dùng kết hợp với cả điện giải ELECTROLYTES, vitamin tổng hợp của MULTIVITAMIN WS, ADE BC COMPLEX và giải độc gan thận cho gà loại HEPASOL-B12.  

2. Nguyên nhân do gà bị bệnh đầu đen

Gà bị sốt hoặc bỏ ăn có thể đã bị mắc bệnh đầu đen dẫn đến tình trạng cơ thể nóng sốt, bỏ ăn. Gà phát bệnh từ loại virus đơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh trên vật chủ gây ra (thường là giun), sau khi gà ăn phải trứng giun vào cơ thể và sẽ mắc bệnh đầu đen. Theo như đánh giá thì căn bệnh này có tốc độ lây nhiễm ra cả đàn rất cao, xuất hiện hầu hết ở các mô hình chăn nuôi gà thả vườn hoặc thả đồi.

>> Video đá gà

Triệu chứng để nhận biết gà mắc bệnh đầu đen

Triệu chứng để nhận biết gà mắc bệnh đầu đen

Một số triệu chứng nhận biết khi gà nhà của bà con bị mắc bệnh đầu đen:

– Gà bị nóng sốt, thân nhiệt cơ thể cao bất thường, trạng thái lúc nào cũng lừ đừ, xù lông và rất mệt mỏi.

– Phân dạng sáp, có màu đen hoặc vàng, đôi khi có lẫn cả máu ở trong đấy.

– Khi xem xét gan của gà bị bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn, trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu bị hoại tử, xuất hiện các đốm trắng, phần manh tràng bị sưng phù thì chắc chắn gà đã mắc bệnh đầu đen.

Cách điều trị triệu chứng nóng sốt do bệnh đầu đen hiệu quả nhất

Trước mắt bà con cần phải xử lý các triệu chứng hiện tại của gà, hạ sốt bằng thuốc PARA C, sử dụng kết hợp với VITAMIN K WS hoặc VITAMIN K ORAL để cầm máu nếu như gà đi phân ra máu, tăng cường sức đề kháng bằng thuốc B COMPLEX C. Tiếp theo là điều trị triệu chứng bệnh đầu đen trên con gà, bà con chăn nuôi có thể dùng VIP-MONO ACC, VIP-MONO COX pha vào nước uống cho gà dùng hàng ngày.

Khi sử dụng thuốc bà con cần phải chú ý điều chỉnh liều lượng theo khuyến cáo của các nhà sản xuất. Nên kết hợp bổ sung thêm thuốc bổ gan, vitamin và men tiêu hóa, thuốc trợ sức và trợ lực cho gà sau khi đã dùng hết liệu trình kháng sinh. Việc xử lý các loại giun đất ký sinh cũng sẽ giúp điều trị bệnh mang lại hiệu quả hơn.

3. Gà bị sốt bỏ ăn có thể mắc phải bệnh cúm gia cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm không chỉ cho gà mà còn đối với cả con người. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, gây ra tỷ lệ chết rất cao, có thể lây truyền từ gà sang cho người gây nguy hiểm đến tính mạng đối với ai bị mắc bệnh và lây chéo sang rất nhiều loại động vật khác.

Bệnh do loại virus avian influenza thuộc họ Orthomyxoviridae của nhóm virus cúm A gây nên. Đặc biệt bệnh cúm A/H5N1 từng được biết đến trên thế giới giống như đại dịch đối với con người cũng như ngành chăn nuôi gia súc – gia cầm của rất nhiều năm.

Triệu chứng nhận biết gà cúm gia cầm

Những triệu chứng của cúm gia cầm mà bà con chăn nuôi cần phải chú ý:

– Gà có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, xù lông và đứng tụm lại một chỗ

– Mồng của gà chuyển từ màu đỏ sang tái, sau một thời gian nhiễm bệnh thì có hiện tượng thụt hoặc bị xoăn lại.

– Gà xuất hiện triệu chứng khó thở, thường xuyên phải há miệng để thở, chảy nước dãi ở quanh miệng.

– Phần đầu và mặt của gà bị sưng rất nghiêm trọng, mắt xung huyết do bị viêm, chảy nước mắt và nước mũi.

– Gà tiêu chảy phân màu xanh hoặc vàng, có mùi tanh.

– Chân của gà bị xuất huyết, đây chính những là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Phương pháp điều trị cúm gia cầm

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị nào cho bệnh cúm gia cầm nên sau khi phát hiện gà đã bị mắc bệnh, bà con cần phải thực hiện tiêu hủy tất cả đàn gà trước khi dịch bùng phát mạnh mẽ và có thể lây chéo sang cho người cùng các loài động vật khác.

Cách để bà con phòng tránh cúm gia cầm mang lại hiệu quả là thực hiện quy trình tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn gia cầm như sau: 7 ngày tuổi tiêm phòng Newcastle + IB, 12 ngày tuổi phòng vacxin Gumboro + cúm, 19 ngày tuổi phòng mũi 2 Gumboro, 26 ngày tuổi tiêm phòng Newcastle + IB.

Trước khi chủng ngừa vài ngày người chăn nuôi nên cho đàn gà uống trước VITAMIN 10% và ELECTROLYTES để giảm stress cho gà và tăng thêm sức đề kháng và hỗ trợ tạo cho gà một hệ miễn dịch sau khi tiêm chủng vaccine.

Đồng thời cũng phải phun thuốc khử trùng trang trại nuôi thường xuyên và nếu như không kiểm soát được tình hình phải chủ động báo lại với trạm ý tế địa phương nơi các bạn cư trú để nhận được hỗ trợ.

Biểu hiện gà bị sốt và phương pháp điều trị đạt hiệu quả

Kết luận

Phía trên là 3 căn bệnh chính gây ra tình trạng gà bị sốt bỏ ăn mà bà con chăn nuôi cần phải biết và chủ động phòng tránh điều trị cho gà. Việc phát hiện ra các triệu chứng sớm sẽ giúp cho bà con chăn nuôi hạn chế được những tổn thất về đàn gà. Thực hiện tốt các công tác phòng tránh bệnh, khử trùng chuồng trại theo định kỳ sẽ hạn chế nguy cơ gà bị mắc bệnh. Mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ thật sự hữu ích và giúp bà con chăn nuôi đạt được hiệu quả cao hơn.

https://xsmnthu2.net/ https://xsmnthu3.net/ https://xsmnthu4.net/ https://xsmnthu5.net/ https://xsmnthu6.net/ https://xsmnthu7.net/ https://xsmnchunhat.com/ https://xsmbthu2.org/ https://xsmbthu4.net/ https://xsmbthu5.net/ https://xsmbthu6.net/ https://xsmbthu7.net/ https://xsmbchunhat.com/ https://xsmtthu2.com/ https://xsmtthu3.com/ https://xsmtthu4.com/ https://xsmtthu5.com/ https://xsmtthu6.com/ https://xsmtthu7.com/ https://xsmtchunhat.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://pubphim.com/">https://pubphim.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://danhbac.net/">https://danhbac.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://tipcacuoc.net/">https://tipcacuoc.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://datcuoc.org/">https://datcuoc.org/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://naptien.info/">https://naptien.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://songbac.info/">https://songbac.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://xingau.info/">https://xingau.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://chiabai.info/">https://chiabai.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://bancuoc.com/">https://bancuoc.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://cuoclon.com/">https://cuoclon.com/