Sân Old Trafford ở đâu? Khám phá sân vận động của MU

Sân Old Trafford ở đâu | Old Trafford chính là một sân vận động bóng đá nổi tiếng nằm tại Old Trafford, Trafford, Manchester, Vương quốc Anh và đồng thời cũng là sân nhà của CLB đá nổi tiếng Manchester United F.C. với sức chứa lên tới 75,635 người. Ngoài ra Old Trafford còn là sân vận động bóng đá lớn thứ 2 tại Vương Quốc Anh chỉ đứng sau sân Wembley, và thứ 9 tại khu vực Châu Âu. Nó nằm cách 0.5 km (800m) từ Old Trafford Cricket Ground và nằm liền kề tại trạm xe điện Old Trafford Metrolink.

Tìm hiểu kỹ hơn nữa về sân vận động Old Trafford ngay trong bài viết dưới đây cùng Dự Đoán Org.

Sân Old Trafford ở đâu?

Sân Old Trafford ở đâu?

Khi nói đến các sân vận động nổi tiếng ở trên Thế Giới, sẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Old Trafford hay còn được biết đến với tên gọi là “Nhà hát của những giấc mơ”. Old Trafford cũng là sân chủ nhà của câu lạc bộ bóng đá Manchester United. Sân bóng này nằm tại thành phố Manchester, Vương quốc Anh.

Tổng quan về sân vận động Old Trafford

Old Trafford còn có biệt danh là “Nhà hát của những giấc mơ” do chính Huyền thoại Bobby Charlton đặt tên. Nó được khánh thành vào năm 1910, Mặc dù từ năm 1941 cho đến năm 1949, bị thiệt hại rất nặng nề vì bị dính bom trong chiến tranh thế giới thứ hai, MU thời điểm đó không có sân nhà để thi đấu mà phải chuyển đến thi đấu nhờ ở sân của Manchester City, Maine Road diễn ra trong vòng 8 năm.

Old Trafford cũng đã trải qua một vài lần mở rộng trong những năm 1990 và 2000, bao gồm cả việc nâng cấp những góc khán đài ở phía Bắc, phía Tây và phía Đông, khi phục vụ trở lại đã đạt gần 80.000 chỗ ngồi. Nâng cấp ở trong tương lai có khả năng nâng cấp và bổ sung thêm một phần của góc khán đài phía Nam, ước tính sẽ có tới 90.000 chỗ ngồi. Lượng khán giả đến sân kỷ lục đã được ghi nhận vào năm 1939, thời điểm này số lượng khán giả đã đạt là 76.962 người, xem trận đấu bán kết FA Cup giữa hai đổi tuyển Wolverhampton Wanderers và Grimsby Town.

Old Trafford cũng là nơi đã tổ chức trận bán kết FA Cup, tổ chức World Cup 1966, Euro 1996 và cuối cùng chính là trận chung kết Champions League 2003, cũng như là nơi đã tổ chức trận chung kết bóng bầu dục vào năm Super League Grand và trận đấu cuối cùng của 2 trận Rugby League World Cup.

Đây cũng là nơi đã tổ chức trận đấu bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè năm 2012, bao gồm cả những trận bóng đá nữ được tổ chức lần đầu tiên ở trong lịch sử trên sân Old Trafford. Đội chủ nhà chính là Manchester United đã đạt kỷ lục của thế giới với 20 lần vô địch NHA và mới đây cũng là thời điểm đạt cột mốc 2000 điểm tại Ngoại Hạng Anh.

Lịch sử sân Old Trafford

Tổng quan về sân vận động Old Trafford

>> Soi kèo dự đoán tỷ số bóng đá nhanh chóng chính xác

>> Poker trong bóng đá là gì? Cú ghi bàn Poker đẹp nhất lịch sử

>> Video highlight bóng đá tại các giải đấu lớn trên thế giới

Những năm đầu tiên

Trước những năm 1902, Manchester United đã được biết đến với cái tên Newton Heath, trong xuyên suốt khoảng thời gian thời gian này, những cầu thủ đầu tiên ở câu lạc bộ đã thi đấu tại sân North Road và sau đó chính là sân Bank Street nằm ở Clayton. Tuy nhiên, cả hai đội đều có điều kiện thi đấu cực kỳ tồi tệ, sân North Road thì nằm giữa sỏi đá và những đầm lầy, trong khi sân Bank Street thì đang bị ô nhiễm từ khói bụi của những nhà máy ở lân cận đó.

Chính vì vậy sau khi giải cứu được CLB khỏi việc phá sản vào năm 1909, chủ tịch mới của câu lạc bộ là ông John Henry Davies đã quyết định rằng Sân Bank Street đã không còn phù hợp với 1 đội bóng đã từng vô địch First Division và FA Cup. Do đó, ông đã tặng câu lạc bộ một số tiền khổng lồ để xây dựng 1 sân vận động mới. Không muốn đồng tiền của mình bỏ ra phung phí, Davies đã tham khảo địa hình xung quanh của vùng Manchester, trước khi quyết định mua một mảnh đất liền kề Bridgewater Canal, nằm tại cuối phía Bắc đường Warwick, Old Trafford.

Kiến trúc của Sân vận động Old Trafford

Thiết kế nguyên thủy của Old Trafford gồm 1 khán đài ngồi có mái che, và 3 mặt khán đài đứng lộ thiên. Ba mặt lộ thiên này sau đó đều được lắp đặt thêm mái bằng, với những hàng cột chống đỡ bên dưới… Những hàng cột dĩ nhiên gây trở ngại cho tầm nhìn của người hâm mộ, do vậy mà trong thập niên 1960, người ta thay thế hệ thống mái che cũ bằng những tấm mái chìa không cần đến cột trụ.

Song song với việc nâng cấp thường xuyên, sức chứa của Old Trafford cũng dần được thu nhỏ lại, từ thập niên 1960 trở đi thì chỉ còn có 58 000 chỗ. Sang đến đầu thập niên 1990, sân lại phải trải qua một đợt tái thiết, dỡ bỏ hoàn toàn những khu khán đài đứng, và thay vào đó khán đài ngồi, ngõ hầu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn cầu trường của Liên đoàn Bóng đá Anh. Sau lần tái thiết ấy, sức chứa của sân bị rút xuống còn có… 44 000 chỗ, quá ít với một đội bóng tầm cỡ như Man Utd.

Nhận rõ sự bất cập, Ban lãnh đạo Câu lạc bộ quyết định mở rộng Old Trafford vào năm 1995 với việc xây mới khu khán đài ba tầng phía Bắc, tăng tổng sức chứa lên 56 000. Tân khán đài phía Bắc, với kinh phí xây dựng 19 triệu bảng, có chiều cao 200 feet, và sở hữu 1 giàn mái chìa lớn nhất toàn châu Âu. Viện bảo tàng Manchester United, phòng truyền thống, khu nhà hàng Red Café, và những khán phòng đặc biệt dành cho các VIP cũng tọa lạc nơi khán đài mới này.

Ngày 06 tháng 11 năm 2011, kỷ niệm 25 năm Ngài Alex Ferguson dẫn dắt Man Utd, khán đài Bắc đã được đổi tên thành Khán đài Sir Alex Ferguson (Sir Alex Ferguson Stand) để ghi nhận những công lao của ông đối với lịch sử Câu lạc bộ.

Tuy nhiên khán đài phía Nam mới là trung tâm của Old Trafford, với khu vực dành cho ban huấn luyện, phòng kiểm soát an ninh, khu tác nghiệp truyền hình, cũng như các văn phòng quản trị và vài nhà hàng sang trọng. Điểm đặc biệt của khán đài phía Nam là hơi dốc, do đó mà có phần thấp hơn ba khán đài còn lại. Đường hầm dành cho cầu thủ trước kia cũng từng nằm ở trung tâm khán đài Nam, nhưng đến năm 1993 thì được chuyển sang nằm ở góc Tây Nam, cùng với phòng chờ và phòng thay quần áo. Đường hầm cũ vẫn còn, nhưng bỏ không, chỉ mở cửa mỗi khi có khách tham quan, hay nhân một dịp đặc biệt nào đó.

Lịch sử sân Old Trafford: Kiến trúc

Khán đài phía Đông ngoài những chỗ ngồi thông thường, còn có khu dành riêng cho cổ động viên đội khách nằm ở góc Đông – Nam, và khu dành cho người khuyết tật ở kế cận. Tên gọi trước đây của khán đài này là Hậu Đài – Bảng Gôn, vì bảng tỷ số được đặt ở đấy. Về sau, bảng tỷ số này được thay thế bằng hai bảng điện tử gắn tại hai góc khán đài Bắc. Tháng Một năm 2000, khán đài Đông được xây thêm lên 1 tầng, góp thêm 3000 chỗ vào tổng sức chứa của Old Trafford.

Mặt tiền khán đài Đông trông như một cao ốc văn phòng, với những bức tường và cửa đều làm bằng kính tráng thiếc, phía trước là tượng đài ngài Matt Busby, bảng đồng tưởng niệm thảm họa Munich, cùng với chiếc đồng hồ nối tiếng ghi nhớ thời khắc định mệnh ngày 6 tháng 2 năm 1958. Cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm United cũng nằm trong khu này.

Khán đài phía Tây, tức hậu đài Stretford, là chỗ tụ hội của các fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất. Trước kia, nơi đây là khu khán đài đứng với 20 000 fan “to mồm” (người ta đã từng đo đạc và phát hiện ra rằng: tiếng ồn do các fan Stretford gây nên còn dữ dội hơn cả âm thanh gầm rít phát ra khi 1 chiếc phi cơ phản lực cất cánh). Sau năm 1993, Stretford được cải tạo thành khán đài ngồi, và đến tháng 8 năm 2000 thì được xây thêm tầng hai. Tại hội trường bên trong tầng hai này, có tượng đài của siêu sao vang bóng 1 thời Denis Law, người mang biệt danh “ông vua của Stretford”.

Sau khi tầng hai của khán đài Tây hoàn tất, sức chứa của Old Trafford là 68 217 chỗ. Sau đó, CLB tiếp tục mở rộng 2 góc Tây Bắc và Đông Bắc, để nâng sức chứa lên đến 75 000. Về lâu về dài, ban lãnh đạo United còn dự tính xây mới khán đài Nam với kiến trúc tương tự như khán đài Bắc, nhằm tăng sức chứa lên con số khổng lồ là 92 000 chỗ.

Ngày 29 tháng 05 năm 2008, để kỷ niệm 40 năm lần đầu tiên Manchester United đạt danh hiệu Cúp châu Âu, một bức tượng của ba ngôi sao đó là George Best, Denis Law và Bobby Charlton; mang tên “The United Trinity”, đã được công bố bên con đường Sir Matt Busby Way nhìn từ hướng Đông, trực tiếp đối diện với bức tượng của Busby.

Những con số đáng nhớ

Những con số đáng nhớ

Con số tham dự cao nhất được ghi nhận tại Old Trafford là 76. 962 khán giả tham gia theo dõi trực tiếp tại sân trong một trận bán kết FA Cup giữa Wolverhampton Wanderers và Grimsby Town được tổ chức vào ngày 25 tháng 03 năm 1939.

Số lượng khán giả đến tại sân Old Trafford cao nhất rơi vào khoảng 76 098 khán giả, tại một trận đấu giữa CLB Manchester United vs Blackburn Rovers trong khuôn khổ của giải Premier League vào ngày 31 tháng 03 năm 2007. Đây cũng chính là trận đấu tham dự kỷ lục của Premier League.

Trận đấu giao hữu trước mùa giải ở Sân Old Trafford cũng có sự tham dự của 74,731 khán giả vào ngày 05 tháng 08 năm 2011 giữa CLB Manchester United và New York Cosmos.

Tham dự đã ghi nhận thấp nhất tại một trận đấu chính thức tại Sân Old Trafford ở thời kỳ sau chiến tranh là 11. 968 khán giả, khi đó United đã đánh bại Fulham với tỷ số 3-0 vào ngày 29 tháng 04 năm 1950.

Tuy nhiên, vào ngày 07 tháng 05 của năm 1921, sân đã tổ chức một trận đấu ở Giải hạng hai Anh giữa Stockport County vs Leicester City tham dự tại thời điểm này chỉ có 13 khán giả. Con số này nhỏ bé hơn rất nhiều khi 10.000 khán giả đến xem trận thi đấu giữa Manchester United vs Derby County cùng ngày.

Kết luận

Qua bài viết phía trên của chúng tôi các bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi “old trafford ở đâu”. Rất hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi các bạn sẽ có những thông tin hữu ích dành cho mình.