Phân tích, tìm hiểu về sơ đồ đội hình 3 5 2 trong bóng đá

Mỗi đội bóng là khác nhau và công việc của huấn luyện viên là tận dụng tối đa sức mạnh, đồng thời làm giảm tải những điểm yếu kém để tạo nên bộ khung đội hình hoàn hảo nhất. Tất nhiên, họ sẽ bắt đầu với đội hình thử nghiệm, rồi dần triển khai và thay đổi để linh động biến hòa thành những sơ đồ riêng để thích hợp với từng trận đấu.

Nếu 4-3-3 làm ta đã mắt với lối đá tấn công mãn nhãn, thì 4-3-2-1 “đổ bê tông” trước khung thành còn đội hình 3 5 2 lại là chiến thuật giúp đội hình phát huy tối đa sức mạnh từ hai cánh.  Cùng dudoan.org tìm hiểu lịch sử ra đời và ưu nhược điểm của đội hình này nhé.

Sơ đồ đội hình 3 5 2 là gì?

Sơ đồ đội hình 3 5 2 là gì

3 5 2 là đội hình tổ chức bắn phá khung thành gồm 3 cầu thủ phòng ngự, 5 tiền vệ và 2 cầu thủ tiến công. Ở đó hàng thủ gồm có hai trung vệ, một hậu vệ đứng thấp hơn gọi là “ hậu vệ quét ”.

Tuyến giữa gồm có 2 tiền vệ trung tâm, 2 tiền vệ chạy cánh. 1 người đứng trên ( dưới 2 tiền đạo ) có trách nhiệm luân chuyển và phân phối bóng. Hai LM và RM hoàn toàn có thể lùi xuống và trở thành 2 hậu vệ cánh, chuyển qua lại sơ đồ đội hình 5 3 2 hoặc hoàn toàn tiến lên để hỗ trợ tìm thêm phương án tấn công.

Không nhất thiết 2 tiền đạo phía trên phải đóng vai trò là 2 tiền đạo cánh. Họ có thể linh hoạt đổi vị trí cho nhau tạo thêm rối loạn cho hàng thủ đối phương. Về cơ bản, 3-5-2 là sơ đồ thiên về phòng ngự hơn là tấn công. Điều tạo nên sự khác biệt đến từ sự sắc bén ở 2 bên cách của hàng tiền vệ.

Lịch sử sơ đồ 3 5 2 

Sơ đồ đội hình 3 5 2 mới được sử dụng cách đây không lâu khi tới năm 2009 – 2010, 3-5-2 mới có lần đầu tiên được sử dụng tại Ngoại hạng Anh và dần lan sang những giải đấu chuyên nghiệp khác như Tây Ban Nha, Pháp, Đức…

Các thống kê từ giới chuyên môn cho thấy, tại EPL 2017, có tới 17/20 đội bóng áp dụng sơ đồ này, được ưu tiên sử dụng hơn đội hình khác tới 53.7%. 4 đội bóng nổi bật nhất cho chiến thuật này là Arsenal, Chelsea, Manchester United và Liverpool. Huấn luyện viên thành công nhất với sơ đồ 3-5-2 là Antonio Conte khi đó đã giúp Chelsea băng băng trên con đường đoạt lấy chức vô địch. 

Đội hình 3 5 2 sở hữu ưu và nhược điểm gì?

Bộ đôi bên 2 cánh là thứ vũ khí chủ đạo nếu sử dụng sơ đồ này. Đội hình 3 5 2 cũng yêu cầu 11 người chơi cần có thể lực dồi dào, đi đôi với đó là sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt quan trọng là hàng tiền vệ có khả năng xử lí tình huống cực tốt.

Về ưu điểm

Đội hình 3 5 2 sở hữu ưu và nhược điểm gì?

 

  • Theo nhiều chuyên gia bóng đá đã từng đưa nhận định, đội hình 3 5 2 có nhiều ưu thế hơn so với 4-4-2 hoặc 4-3-2-1. Điều này xuất phát từ hàng tiền vệ 5 người vừa có khả năng phòng ngự, vừa tạo nên khả năng tấn công đa dạng. Thay vì chỉ có 1 tiền vệ lùi sâu đóng vai trò như hậu vệ ở 4-4-2, 3-5-2 có thể linh hoạt sử dụng 2 tiền vệ cánh để nhiệm vụ đó được giải quyết tốt.
  • Xét về tính an toàn, đội hình 3 5 2 được chấm 8.5 điểm/10 với hàng thủ có thể thay đổi hết sức linh hoạt với  2 hậu vệ bọc lót, 1 hậu vệ quét, 2 tiền vệ có thể trám vào làm nhiệm vụ phòng ngự. Đối phương xâm nhập được vòng cấm là nhiệm vụ cực kì khó khăn với hàng thủ dày đặc như thế.
  • Còn đối với khả năng phối hợp, đội hình 3 5 2 được chấm 8.2 điểm/10 sự linh hoạt của tuyến giữa khiến cách luân chuyển bóng trở nên biến ảo linh hoạt. Tùy vào thế trận cách sắp xếp sơ đồ này có thể thay đổi.
  • Ngoài ra, việc phản công nhanh sẽ trở nên cực kì đa dạng nếu những tiền vệ có khả năng chuyền bóng tốt. Dễ dàng triển khai tấn công từ bên trung lộ.
  • Bên cạnh đó, việc các cầu thủ không sở hữu kĩ thuật cá nhân thượng thừa cũng không phải là điều gì qua lo lắng bởi sơ đồ này được bọc lót rất kín kẽ và chắc chắn. Đây chính là lời giải khi một hoặc hai cầu thủ mũi nhọn gặp chấn thương.

Về nhược điểm

Không thể không nhắc đến những điểm yếu mà sơ đồ này gặp phải:

  • Đội hình 3 5 2 sẽ đè nặng áp lực lên bóng cho 2 tiền vệ cánh. Với việc thường xuyên phải hỗ trợ hàng thủ,và đồng thời ôm cả phát động tấn công nên vì thế thể lực là yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh đó cần sở hữu kỹ thuật ở mức ổn và giữ được sự đồng đều. 
  • Là bộ cánh hủy diệt song điểm chí mạng cũng nằm ở vị trí này. Nếu đối phương thường xuyên tạt cánh, đánh đầu, đội bóng sẽ nằm trong thế bị động khó có thể bảo vệ khung thành. Đặc biệt, dù chỉ 1 cánh mất đi sự ổn định, mũi tấn công của đội bạn rất dễ khoét nhằm quét vào vị trí đó. 
  • 2 CB của đội cũng nên là những người có thể lực cũng như kỹ thuật tốt nhằm tránh mất bóng gây nguy hiểm trước cung thành. 

Đôi nét về đội hình 3 5 2 của tuyển Việt Nam

Đôi nét về đội hình 3 5 2 của tuyển Việt Nam

Không sai khi nói rằng ngoài 3 5 2, 3-4-3 là 2 đội hình được huấn luyện viên Park Hang Seo ưu tiên sử dụng cho đội tuyển Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, 3-5-2 có thể biến thể thành 3-1-4-1-1, thêm 1 tiền vệ nữa sẽ  đóng vai trò là mỏ neo, kết nối giữa hàng hậu vệ và tuyến tiền vệ phía trên. 

  • Về hàng công: các cầu thủ có lối đá kỹ thuật, dứt điểm tốt, thể lực ổn định như Tiến Linh, Anh Đức sẽ được ưu tiên sử dụng. Bên cạnh đó là tốc độ, sự nhanh nhẹn của Công Phượng. Ngoài ra thể lực dồi dào của Hà Đức Chinh sẽ đóng vai trò trong hỗ trợ tuyến giữa, thậm chí là lui về  phòng ngự. 
  • Về tuyến tiền vệ: Sự dẻo dai, lên công về thủ cần mẫn với Văn Thanh, Trọng Hoàng, Hồng Duy, Văn Hậu, …Với sự xuất hiện của Quang Hải ở tuyến giữa hay tuyến trên tùy vào tùy trận đấu sẽ khiến cho những lần phát động tấn công, những đường chuyền trở nên chất lượng hơn. 
  • Về hàng thủ:Tiến Dũng, Tấn Sinh, Quế Ngọc Hải, Đình Trọng sẽ đáp ứng được khả năng kèm người, áp sát, kết hợp với khả năng pressing tốt. Bên cạnh đó, Quế Ngọc Hải được giới chuyên môn đánh giá là hậu vệ vững chắc, Đình Trọng có khả năng quét ổn định, và cả hai cầu thủ này đều sở hữu khả năng chuyền xa khá tốt. 

Trên đây là những thông tin về ưu, nhược điểm và một vài nhận xét về đội hình 3 5 2. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ biết thêm và luôn đón xem, nghiên cứu về môn thể thao này nhé!