Đá phạt trực tiếp là gì? Khi nào thực hiện đá phạt trực tiếp
Khi bạn theo dõi bóng đá, chắc hẳn vẫn thường nghe tới thuật ngữ sút phạt hay là đá phạt trực tiếp. Đây chính là một hình thức xử phạt cực kỳ phổ biến trong bóng đá mà hầu như ở trong mọi trận bóng đều có thể gặp phải. Vậy bạn đã biết rõ đá phạt trực tiếp là gì cũng như khi nào thì sẽ được thực hiện quả sút phạt trực tiếp trong bóng đá hay chưa? Hãy cùng dudoan.org tìm hiểu hình thức đá phạt này.
Đá phạt trực tiếp là gì?
Theo định nghĩa, phạt trực tiếp đó chính là một hình thức để có thể xử phạt đối với hầu hết các loại lỗi vi phạm ở trong bóng đá đồng thời cũng được xem như là một phương pháp để có thể khởi động lại trận đấu. Đội được hưởng cú đá phạt trực tiếp sẽ có thể ghi bàn thắng trực tiếp, tức là bàn thắng đó sẽ được công nhận mặc dù quả bóng không được chạm vào bất cứ một cầu thủ nào khác (trừ cầu thủ đá phạt) trước khi vào lưới.
Có thể bạn muốn xem: Kinh nghiệm soi kèo tổng hợp các cách soi kèo kinh điển.
Cập nhật tỷ lệ kèo đặt cược bóng đá ở các giải đấu.
Tiến hành đá phạt trực tiếp sẽ như thế nào?
Cú đá phạt được tiến hành ngay tại vị trí phạm lỗi, trừ những trường hợp lỗi vi phạm xảy ra bên trong khu vực vòng cấm 16m50 của đội phạm lỗi. Quả bóng sẽ được đặt nằm ở yên ngay tại vị trí phạm lỗi. Các cầu thủ của đội phạm lỗi phải đứng cách xa khỏi trái bóng tối thiểu là 9,1m cho đến khi nào mà quả bóng đã được đá đi. Bàn thắng này sẽ được tính nếu như quả bóng bay trực tiếp vào lưới của đội đối phương tuy nhiên sẽ có thể không được tính nếu như bay trực tiếp vào trong lưới của đội mình.
Thông thường, đội được hưởng quả đá phạt trực tiếp sẽ phải sắp xếp một vài cầu thủ ở đứng sau trái bóng để chuẩn bị sút phạt ý đồ nhằm che dấu đi ý định tấn công của họ. Trong khi đó, đội phạm lỗi cũng sẽ sắp xếp một hàng cầu thủ đứng ở khoảng cách 9,15 mét nằm ngay giữa trái bóng và cầu môn (đây được gọi là hàng rào) để nhằm ngăn các cầu thủ của đội bên kia sút bóng thẳng vào lưới.
Đội được hưởng quả đá phạt cũng có thể sắp xếp một số cầu thủ đứng ở bên trong hàng rào này để có thể hỗ trợ ghi bàn.
Những trường hợp đặc biệt của đá phạt trực tiếp
Đá phạt trực tiếp ở trong vòng cấm
Khi mà vị trí phạm lỗi nằm bên trong khu vực 16m50, hay còn được gọi là vòng cấm địa của đội phạm lỗi, quả đá phạt trực tiếp này sẽ trở thành đá phạt đền (hay còn gọi là đá penalty). Đây chính là một hình thức đá phạt khi mà một cầu thủ sẽ được phép nhận một cú đá duy nhất vào thẳng phía cầu môn, lúc này sẽ chỉ còn được bảo vệ duy nhất bởi thủ môn.
Trong trường hợp này, vị trí đặt bóng sẽ luôn luôn nằm ở chấm phạt đền bất kể là lỗi vi phạm xảy ra ở đâu bên trong khu vực cấm địa. Bên cạnh đó, quả bóng cũng sẽ được coi là bóng sống (tức là có thể vẫn được chơi như bình thường) ngay khi nó mà bay ra khỏi khu vực cấm địa.
Đá phạt nhanh
Vì một số lý do chiến thuật, chẳng hạn như để gây ra bất ngờ cho việc phòng thủ, lợi dụng những vị trí đứng thuận lợi của các cầu thủ,…đội bóng mà được hưởng cú đá phạt trực tiếp thì có thể thực hiện đá phạt nhanh. Đây là hình thức sút phạt áp dụng những quy tắc của đá phạt trực tiếp, tuy nhiên các cầu thủ của đội phạm lỗi sẽ không cần thiết phải đứng ở cách xa trái bóng tối thiểu 9,15m. Trọng tài sẽ được toàn quyền để quyết định xem là có nên cho tiến hành đá phạt nhanh hay không.
Khi nào thì sẽ được tiến hành đá phạt trực tiếp?
Một trong hai đội sẽ được quyền hưởng cú đá phạt trực tiếp khi mà bất kỳ một cầu thủ nào của đội còn lại có những hành vi phạm lỗi mà được trọng tài xem là bất cẩn, thiếu thận trọng, liều lĩnh hay là sử dụng vũ lực quá mức quy định. Cụ thể:
► Đá hoặc cố gắng đá vào một cầu thủ nào đó của đối phương.
► Ngáng chân hoặc cố tình gắng ngáng chân một cầu thủ đối phương.
► Nhảy bổ vào một cầu thủ đối phương.
► Tấn công, đẩy hoặc húc vào người một cầu thủ đối phương.
► Kéo áo hoặc là cố ý giữ cầu thủ đối phương lại.
► Cắn hoặc là phun nước bọt vào các cầu thủ đối phương.
► Cố ý sử dụng tay để chơi bóng (trừ trường hợp mà thủ môn đang đứng trong vòng cấm của đội mình) hoặc sử dụng một vật thể đang được giữ ở trong tay để chạm vào quả bóng (chẳng hạn như là quần áo, giày,…).
Trên đây là một số những thông tin về hình thức xử phạt trực tiếp trong bóng đá mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, bạn đã có thêm được những thông tin thú vị và hữu ích để có thể thoải mái thưởng thức cho mình các trận cầu sôi động đồng thời cổ cũ cho đội bóng mà mình yêu thích