Penalty là gì? Luật đá penalty như thế nào?

Đá penalty là một trong những hình thức phạt nặng nhất trong bóng đá. Vậy penalty là gì? Khi nào phải phạt penalty? Hãy cùng dudoan.org tìm hiểu qua bài viết sau.

Penalty là gì?

Penalty hay còn gọi là đá phạt 11m hay còn gọi là phạt đền, là một kiểu đá phạt trong bóng đá, vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ vạch vôi khung thành và thủ môn của đội bị phạt. Đây là cú sút chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn của đội phòng ngự.

Hầu hết các quả penalty đều được chuyển hóa thành bàn thắng ngay cả khi thủ môn có là đẳng cấp quốc tế. Điều này có nghĩa rằng phạt đền mang tính chất đặc biệt quan trọng trong các trận đấu có tỉ số thấp. Đá trượt phạt đền thường ảnh hưởng lớn tới tâm lý cầu thủ vì đã bỏ lỡ 1 cơ hội mười mươi để ghi bàn.

Penalty là gì?

Loạt sút luân lưu (tên chính thức là loạt sút từ chấm phạt đền, tiếng Anh là: kicks from the penalty mark) hay luân lưu 11 mét là một cách thức quyết định đội thắng cuộc trong một trận thi đấu bóng đá có kết quả hòa, được thực hiện khi hai đội hòa nhau sau thời gian thi đấu chính thức (90 phút) và cả hiệp phụ (30p nếu có).

Loạt sút luân lưu thường có 5 lượt và sẽ kết thúc ngay khi một đội đã dẫn trước với khoảng cách đủ lớn để đối thủ không thể vượt qua. Nếu tỷ số luân lưu sau năm lượt sút đầu vẫn bằng nhau thì loạt sút luân lưu sẽ bước vào giai đoạn bàn thắng vàng.

Như vậy, chúng ta cần hiểu rõ, penalty là một kiểu đá phạt trong bóng đá được thực hiện trên chấm 11m và loạt sút luân lưu là hình thức thi đấu quyết định thắng thua trên chấm 11m.

Khi nào phải đá penalty?

Nhiều người xem bóng đá hiện nay vẫn còn mơ hồ chưa biết khi nào thì tiến hành đá penalty. Theo luật bóng đá hiện hành, trọng tài sẽ thổi phạt đền chỉ khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc là để bóng chạm tay trong vòng cấm. Trọng tài sẽ ra hiệu đá phạt đền bằng cách thổi còi và chỉ tay vào chấm phạt đền và đặt bóng vào chấm phạt đền.

Khi nào phải đá penalty?

Ngoài ra, tình huống đá pen cũng có thể xảy ra trong 2 tình huống đặc biệt khác là:

  • Lỗi được thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài lại nhận định sai, hoặc trong vòng cấm nhưng cầu thủ tấn công đánh lừa trọng tài là có lỗi xảy ra trong khi sự thật lại không có.
  • Mặc dù những tình huống trên không phải là tinh thần fair play trong bóng đá nhưng quyết định của trọng tài đưa ra đã theo luật và kết quả sẽ không thể thay đổi về sau. Nhiều cầu thủ lợi dụng điều này đã cố gắng tìm cách đánh lừa người cầm còi, vì vậy trong lịch sử bóng đá, có không ít các tình huống phạt penalty đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi của báo giới và các cổ động viên.

Cách đá penalty

Khi thực hiện đá penalty, cầu thủ sút phạt có thể thực hiện theo cách thông thường hoặc phối hợp với đồng đội. 

1.Cách đá penalty thông thường

Quả bóng sẽ được đặt tại chấm cách khung thành 11m, điểm này được đặt chính giữa khung thành cách đều 2 cột dọc. Tất cả cầu thủ (trừ thủ môn và cầu thủ đá phạt) phải đứng cách chấm phạt đền tối thiểu 9,15m. Cầu thủ thực hiện có thể là mọi cầu thủ trong đội bóng được hưởng đá phạt chứ không chỉ riêng cầu thủ bị phạm lỗi và được trọng tài xác nhận. Thủ môn phải giữ vị trí giữa 2 cọc khung thành chân phải đặt trên vạch vôi, quay mặt vào trái bóng cho tới khi trái bóng được sút và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang sang 2 bên.

Theo Luật Bóng đá hiện nay, nếu thủ môn di chuyển về phía trái bóng trước khi bóng được đá, cú đá sẽ thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi.

Đá phạt đền sẽ được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài chính và được tính thành bàn thắng khi quả bóng lăn qua hết vạch vôi trước khung thành. Bóng nhập cuộc khi được đá và di chuyển, tại thời điểm này, các cầu thủ khác có thể thâm nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường.

Cách đá penalty thông thường

Hầu hết các trường hợp đá pen, sau khi thực hiện cú sút thì bàn thắng đã được ghi, bóng đi hết đường biên ngang hoặc thủ môn đã khống chế được bóng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bóng được thủ môn đẩy ra hoặc bật xà ngang, cột dọc thì các cầu thủ khác có thể tham gia vào để ghi bàn hoặc phá ra nhưng nếu điều này xảy ra, bàn thắng tiếp theo nếu có sẽ không được tính là đá pen, mặc dù được ghi từ quả bóng bị bật ra.

Đá penalty là một hình thức đá phạt trực tiếp, nghĩa là bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ cú đá phạt. Nếu bàn thắng không được ghi, trận đấu sẽ được tiếp tục như bình thường. Cũng như các cú đá tự do khác, người đá phạt không được chạm vào bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm 1 cầu thủ khác ngay cả khi bóng nảy ra từ xà hoặc cọc. Tuy nhiên, đá penalty khác với đá tự do ở chỗ nếu có các yếu tố bên ngoài tác động, cú đá sẽ được thực hiện lại thay vì như bình thường là trọng tài sẽ tung bóng.

2.Đá penalty phối hợp

Ngoài cách thực hiện đá penalty sút thẳng thông thường thì hai cầu thủ cũng có thể phối hợp để thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ 2 chạy vào đá tiếp để ghi bàn. Giống như các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 vẫn phải đứng cách xa khung thành 9,15m. Chiến thuật này phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ để cầu thủ thứ 2 có thể vào đá được bóng trước các cầu thủ của đội phòng ngự.

Đá penalty phối hợp được ghi nhận thực hiện lần đầu tiên được bởi Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội Northern Ireland đấu với Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng 5 năm 1957. Một lần khác thực hiện bởi Rik Coppens và André Piters trong trận đấu vòng loại World Cup giữa Bỉ và Iceland ngày 5 tháng 6 năm 1957. Một lần khác thực hiện bởi Mike Trebilcock và John Newman, chơi cho đội Plymouth Argyle năm 1964. Sau nữa, Johan Cruyff thực hiện pha bóng tương tự với người đồng đội Jesper Olsen của đội bóng Ajax năm 1982.

Lỗi đá phạt đền

Lỗi đá phạt đền

Trong quá trình thực hiện cú sút phạt đền, nếu cầu thủ hai đội vi phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị tính là vi phạm lỗi đá phạt đền:

  • Lỗi của đội phòng ngự trước khi cú sút được thực hiện, nếu bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không, thì đá lại.
  • Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi, sẽ đá lại, nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi.
  • Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
  • Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng hai lần khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại vị trí có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá)

Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với các cầu thủ phạm luật đá phạt đền như cố tình xâm nhập vào vòng cấm nhiều lần. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các vi phạm đá pen không bị phạt thẻ.

Kết Luận

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về luật đá penalty cũng như phân biệt được thế nào là đá penalty và thế nào là loạt sút luân lưu. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác về bóng đá, hãy truy cập dudoan.org nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!

https://xsmnthu2.net/ https://xsmnthu3.net/ https://xsmnthu4.net/ https://xsmnthu5.net/ https://xsmnthu6.net/ https://xsmnthu7.net/ https://xsmnchunhat.com/ https://xsmbthu2.org/ https://xsmbthu4.net/ https://xsmbthu5.net/ https://xsmbthu6.net/ https://xsmbthu7.net/ https://xsmbchunhat.com/ https://xsmtthu2.com/ https://xsmtthu3.com/ https://xsmtthu4.com/ https://xsmtthu5.com/ https://xsmtthu6.com/ https://xsmtthu7.com/ https://xsmtchunhat.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://pubphim.com/">https://pubphim.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://danhbac.net/">https://danhbac.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://tipcacuoc.net/">https://tipcacuoc.net/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://datcuoc.org/">https://datcuoc.org/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://naptien.info/">https://naptien.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://songbac.info/">https://songbac.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://xingau.info/">https://xingau.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://chiabai.info/">https://chiabai.info/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://bancuoc.com/">https://bancuoc.com/ a target="_blank" rel="noreferrer" href="https://cuoclon.com/">https://cuoclon.com/